Dạy học cho bé mầm non cần những phương pháp nào? Muốn giúp bé mầm non học tập tích cực hơn thì các bố mẹ và cô giáo cần phải làm gì? Đó là những thắc mắc hiện nay của người lớn chúng ta cần tìm một giải pháp hợp lý cho trẻ. Đừng quá lo lắng, bài viết bên dưới sẽ giúp bạn tham khảo 6 phương pháp dạy học tích cực cho bé mầm non nhé!
Phương pháp dạy học bằng trò chơi cho bé mầm non

Thông thường chúng ta cũng sẽ thấy rằng, trẻ em sẽ rất dễ bị kích thích và hứng thú với trò chơi, vậy nên việc đưa phương pháp giảng dạy bằng trò chơi vào sẽ giúp kích thích sự tò mò và hứng thú với bài học cho các bé.
Giáo viên nên tổ chức trò chơi phù hợp với chủ đề bài học, độ tuổi của các em và đặc điểm lớp học. Các cô nên ưu tiên chọn trò chơi có độ khó vừa phải để các em nắm được quy tắc trò chơi. Đồng thời khuyến khích tất cả học sinh cùng tham gia các trò chơi. Quan trọng nhất là các em học sinh đều thất vui vẻ, thoải mái và hứng thú sau khi tham gia.
Dạy học cho bé bằng phương pháp thảo luận nhóm
Có thể nói phương pháp thảo luận nhóm chính là cách dạy hữu ích nhất hiện nay, tuy rằng phương pháp học này không mới nhưng nếu giáo viên tinh tế lồng vài tiết học thì sẽ đem lại hiệu quả tích cực. Hoạt động nhóm sẽ giúp trẻ thể hiện tinh thần đoàn kết đồng thời biết biểu lộ ý kiến cá nhân.
Khi các bé được thảo luận, phản biện thì sẽ tạo hứng thú khám phá kiến thức cho bé. Vậy nên cách tốt nhất, giáo viên có thể dựa trên đặc điểm số lượng thành viên nhóm để có cách tổ chức thảo luận phù hợp. Cụ thể như sau:
- Giáo viên có thể cho các nhóm cùng thảo luận vấn đề giống hoặc khác nhau.
- Giáo viên cần quy định thời gian thảo luận, bầu trưởng nhóm.
- Hình thức trình bày có thể: vẽ, hát, đóng kịch,… để trẻ thấy hào hứng hơn thay vì chỉ đọc kết quả.
Dạy học cho bé bằng phương pháp khám phá và giải quyết vấn đề
Dạy học cho bé bằng phương pháp khám phá cũng là một trong những phương pháp đặc biệt được đề xuất hiện nay. Nếu như dạy bé nhuần nhuyễn phương pháp này thì bé sẽ phát triển bản thân rất nhanh chóng, đó được xem là một trong những cách giảng dạy hiệu quả nhất. Khi sử dụng phương pháp khám phá thì giáo viên cần:
- Chọn nội dung vấn đề phù hợp với độ tuổi, trình độ của bé để bé có thể dễ dàng tiếp thu nhanh chóng.
- Chuẩn bị dụng cụ, đồ chơi để tổ chức các hoạt động khám phá cho trẻ em.
- Có thể tổ chức khám phá theo nhóm hoặc tổ chức khám phá theo từng cá nhân để phù hợp với nội dung bài học.
- Khuyến khích trẻ tự tìm tòi, khám phá và đưa ra các ý kiến riêng.
- Giáo viên đưa ra đánh giá nhận xét cho các phương án giải quyết. Bên cạnh đó, cô giáo còn phải đưa ra những bài học kinh nghiệm làm cơ sở cho trẻ kiểm tra, điều chỉnh những vấn đề, tình huống khác.

Còn đối với phương pháp dạy học giải quyết vấn đề cho trẻ mầm non thì cần phải thực hiện như thế nào để đúng trình tự nhất có thể, cụ thể các bước như sau:
- Xác định tình huống hoặc vấn đề.
- Thu thập thông tin liên quan đến vấn đề, tình huống.
- Liệt kê các phương hướng giải quyết phù hợp để giải quyết tình huống.
- Phân tích các cách giải quyết vấn đề.
- Đánh giá từng phương hướng giải quyết của trẻ.
- Có thể đó là phương án tích cực, còn có hạn chế, giá trị. Giáo viên nên lựa chọn từ ngữ đánh giá thích hợp.
- So sánh kết quả giữa các cách giải quyết.
- Thực hiện theo phương pháp tối ưu đã lựa chọn.
- Đề ra bài học kinh nghiệm cho học sinh.
Dạy học cho bé bằng phương pháp đóng vai và động não

Có thể nói phương pháp đóng vai hiện nay đang được khá nhiều giáo viên sử dụng trong các bài học. Đây là phương pháp nhận được sự hứng thú từ trẻ mẫu giáo. Tuy nhiên, giáo viên không nên để trẻ quá sa đà vào phần đóng vai mà quên đi mục tiêu chính của bài học. Điều quan trọng sau khi đóng vai trẻ cần có sự liên tưởng đến kiến thức để tham gia vào phần thảo luận phía sau.
Còn với phương pháp động não thì giáo viên cần khích lệ trẻ tự suy nghĩ và đưa ra câu trả lời. Bạn có thể sử dụng những câu hỏi có độ khó tăng dần, nên bắt đầu từ câu hỏi ngắn 1 từ để hình thành phản xạ cho bé. Tất cả ý kiến dù đúng hay sai đều nên được thừa nhận và khích lệ. Bạn không nên phê phán câu trả lời của bé hay khen thưởng quá nhiều. Nên sử dụng lời khen ngợi đúng lúc, đúng chỗ.
Bài viết trên chúng tôi đã cung cấp đến cho bạn tham khảo 6 phương pháp dạy học tích cực cho bé mầm non. Nếu như bố mẹ trẻ hay giáo viên đang giảng dạy cho bé ở lứa tuổi mầm non cần đến những phương pháp dạy học cho bé tích cực thì có thể tham khảo bài viết trên nhé. Hy vọng rằng các bậc phụ huynh và giáo viên sẽ tìm được một phương pháp dạy học cho bé tốt nhất.