Bé gái 13 tuổi nói khi đăng lên Facebook nội dung ‘đủ 1.000 like sẽ đốt trường’ chỉ là đùa vui. Khi đạt số like, cố bé rất sợ hãi và bỏ trốn, nhưng người ta mua xăng, ép bé đốt trường nếu không sẽ bị đánh. Sáng nay, 10.10, Trần Thị Ngọc T. (13 tuổi, trú xã Ninh Thọ, TX.Ninh Hòa, Khánh Hòa) vẫn chưa hết bàng hoàng về hành động của mình sáng hôm qua. Hiện, T. vẫn đang được điều trị tại Bệnh viện đa khoa Ninh Hòa do bị bỏng ở hai chân, mặt sau khi đổ xăng đốt trước phòng y tế của Trường THCS Phạm Ngũ Lão (xã Ninh An, TX.Ninh Hòa).
Vậy để giảm thiểu đi tai nạn cháy tại trường học, thầy cô và bố mẹ nên truyền dạy cho con những kiến thức cơ bản nào? Hãy cùng tham khảo những nguyên nhân và giải pháp bên dưới nhé!
Nguyên nhân xảy ra tai nạn cháy tại học đường
· Phòng thí nghiệm, thực nghiệm
Đây là nơi tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cháy nổ cao, công trình trong trường. Chất cháy ở đây là các loại hóa chất, nhiên liệu, vật liệu dễ cháy nổ trong bảo quản cũng như trong sử dụng, làm thí nghiệm cũng như thực nghiệm.
Bên cạnh đó, có nhiều loại hóa chất khi bị đổ hoặc do điều kiện khách quan khác trộn lẫn cũng có thể làm phát sinh nguồn nhiệt gây cháy.

· Phòng máy vi tính
Đây là nơi tập trung tài sản có giá trị lớn về kinh tế và khoa học kỹ thuật: Hệ thống máy vi tính, máy điều hòa nhiệt độ, máy hút ẩm cùng hệ thống thiết bị điện, phục vụ cho giảng dạy học tập và nghiên cứu khoa học.
Bên cạnh đó, thông thường phòng máy vi tính được trang bị hệ thống rèm cửa tránh chói sáng và hệ thống bàn gỗ, giá kệ kê máy, do vậy tải trọng chất cháy tăng lên rất nhiều. Tại các phòng máy tính là nơi có nguy hiểm cháy cao bởi sự xuất hiện nguồn nhiệt do ngắn mạch, quá tải trên hệ thống dây dẫn điện.
· Khu vực bếp ăn
Hầu hết các trường đều có bếp nấu ăn bán trú. Ở khu vực này thường xuyên tồn chứa lượng chất cháy lớn như khí dầu mỏ hóa lỏng, nguyên liệu, hàng hóa phục vụ sinh hoạt và hầu hết đều là chất dễ cháy. Trong quá trình sử dụng ngọn lửa trần do đun nấu, sự cố thiết bị điện đều có thể làm phát sinh nguồn nhiệt gây cháy.
Bên cạnh đó, ở vị trí bếp đun, do dầu, mỡ bám dính lên tường, hút mùi trở thành con đường lan truyền của ngọn lửa gây cháy lan nhanh chóng.
Biện pháp phòng tránh tai nạn cháy tại học đường

· Dạy bé báo cho người lớn khi phát hiện có cháy
Điều đầu tiên mà ba mẹ dạy trẻ khi trẻ phát hiện ra có đám cháy đó chính là trẻ cần phải báo ngay cho người lớn biết. Vì trẻ còn quá nhỏ để có thể tự mình xử lý được đám cháy cho dù là nhỏ.
Hơn nữa các bé còn quá nhỏ để nhận biết được nguyên nhân gây ra cháy và cách để dập tắt đám cháy. Vậy nên khi đám cháy xảy ra, trẻ cần nhanh chóng báo cho người lớn biết.
· Dạy bé tìm cách thoát ra khỏi nơi xảy ra đám cháy
Ba mẹ cần dạy trẻ khi phát hiện ra đám cháy thì cần phải vừa tìm sự giúp đỡ của người lớn, vừa phải tìm cách thoát ra khỏi khu vực có đám cháy càng sớm càng tốt. Vì không khí xung quanh đám cháy rất độc hại, nếu trẻ ở lại đó quá lâu sẽ dẫn tới ngạt thở hoặc nhiễm khói độc.
Đồng thời, ba mẹ cũng nên dạy trẻ cách nhận biết các lối thoát hiểm xung quanh nơi ở của mình để bé có thể tìm cách chạy thoát khi có đám cháy, đồng thời ba mẹ cũng cần dạy bé không được sử dụng thang máy khi có hỏa hoạn. Hãy hướng dẫn bé đi cầu thang bộ hoặc đi theo sát những người lớn xung quanh bé.
Bên cạnh đó, ba mẹ cần dạy trẻ phát hiện ra đám cháy, phải nhanh chóng chạy thoát ra khỏi đám cháy, không được chạy đi tìm hay mang theo những món đồ chơi, hay vật quan trọng với trẻ. Bởi vì việc tìm kiếm trong trường hợp này sẽ rất mất thời gian và càng đặt trẻ vào tình huống nguy hiểm hơn.

· Dạy bé cách tránh hít phải khói độc
Không khí quanh đám cháy rất là độc hại. Rất nhiều trường hợp tử vong khi xảy ra hỏa hoạn không phải là do bỏng lửa mà lại là do ngạt khói. Để tránh hít phải khói độc.
Trong trường hợp này bạn cần phải dạy bé biết làm ướt khăn hoặc miếng vải nào đó mà bé tìm thấy xung quanh. Sau đó, dùng chúng để che mũi và miệng. Miếng khăn ướt có công dụng giống như một màng lọc không khí, giúp trẻ không hít phải khói độc vào cơ thể bé.
Ngoài ra, bạn cần dạy trẻ không được đứng thẳng người để thoát khỏi đám cháy mà phải cúi thấp người sao cho khoảng cách của đầu với mặt đất càng gần càng tốt và di chuyển tới lối thoát hiểm gần nhất. Việc này giúp trẻ hạn chế hít phải khói độc.
· Dạy bé gọi điện nhờ sự giúp đỡ
Ba mẹ cần dạy trẻ ghi nhớ thông tin về số điện thoại của mình, hàng xóm. Sau khi trẻ đã thực hiện các bước đảm bảo an toàn trên thì cần phải gọi điện cho bố mẹ, hoặc hàng xóm để thông báo và yêu cầu sự giúp đỡ từ họ. Nếu ở trường hãy nhanh chóng gọi điện cho cô giáo chủ nhiệm hoặc ban giám hiệu để xử lý kịp thời.
Bìa viết trên chúng tôi đã cung cấp đến cho bạn những cách phòng tránh tai nạn cháy tại học đường hiệu quả. Nên dạy bé cách tự vệ cho bản thân của mình trước hỏa hoạn, đó là một trong những phương pháp hay nhất được áp dụng hiện nay. Với những thông tin trên hy vọng thầy cô, bố mẹ trẻ có thể giúp trẻ nhận thức sâu hơn về vấn đề này.