Ngày 15/9 vừa qua khi các học sinh lớp cháu T. trường mầm non Vườn Trẻ Thơ có địa chỉ tại tầng 1A3, Chung cư Thăng Long Garden (250 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội) được 1 cô giáo dẫn ra khu vui chơi ngoài trời ở chung cư, ngoài khuôn viên của trường Mầm non chơi. Tại đây, cô giáo để học sinh chơi tự do khiến cháu T. bị ngã ở khu vực cầu trượt và bị thương. Sau đó, cháu T. kêu khóc đòi gọi mẹ nhưng các cô giáo vẫn cho về trường và cho cả lớp ăn xong rồi mới đưa cháu bé vào viện và thông báo cho gia đình. Tại bệnh viện, khi cô giáo thông báo cho mẹ cháu bé vào làm thủ tục để nhập viện, lúc này mẹ bé vô cùng lo lắng, hoang mang khi biết con bị mổ cấp cứu, có nguy cơ bị liệt, đau đớn hơn khi xem phim chụp thấy hình ảnh xương ở khuỷu tay của con đã bị gãy lìa.
Cha mẹ và thầy cô nên trang bị những kinh nghiệm, kiến thức nào để dạy bé các kỹ năng sơ cấp cứu cơ bản tại học đường. Dưới đây là các bước sơ cấp cứu các thầy cô và cha mẹ tham khảo nhé!
Cầm máu và làm garô
Với những vết trầy xước hoặc chảy máu ít (chảy máu mao mạch), bạn chỉ cần dùng khăn hoặc tay sạch loại bỏ bụi bẩn, các mảnh nhỏ, rồi giữ chặt vết thương hở để cầm máu. Sau đó, dùng urgo hoặc gạc sạch băng lại trong 1 – 2 ngày tùy theo độ sâu và rộng của vết thương.
Với những vết thương có máu đỏ sẫm, chảy thành dòng (chảy máu tĩnh mạch) và máu đỏ tươi bắn thành tia (chảy máu động mạch), việc đầu tiên là phải làm garô để cầm máu.

Trong trường hợp không có dây garô chuyên dụng, bạn nên dùng một đoạn dây cao su hoặc dây vải xoắn chặt vào ngay phần phía trên của vết thương để làm ngừng lưu thông máu xuống phía dưới.
Ngoài việc đảm bảo nguyên tắc khi đặt garô là lộ ra ngoài (không để bị quần áo che), chuyển nhanh người bị garô về tuyến sau và nới lỏng garo 60-90 phút/lần, đồng thời ghi rõ giờ garô, giờ nới.., bạn nên đặt garô trên một chiếc khăn mỏng quấn quanh phía trên vết thương để không bị hằn và hoại tử cho người bị nạn.
Chú ý: tuyệt đối không cố gắng loại bỏ các dị vật quá lớn hoặc đâm quá sâu vì có thể làm chảy máu nhiều hơn và nhiễm trùng vết thương.
Tiến hành băng bó
Sau khi cầm máu và làm sạch vết thương bằng gạc, băng bó là bước làm tiếp theo. Với vết thương nằm ở đoạn bộ phận có độ lớn đều nhau như cổ tay, bạn có thể sử dụng cách băng xoắn ốc.
Đây là cách băng bó đơn giản nhất, đầu tiên bạn quấn 2 vòng để cố định gạc, sau đó cho đường băng quấn vòng đi đầu lên, vòng băng sau đè lên 2/3 vòng băng trước cho đến khi che kín toàn bộ vết thương và buộc băng lại.

Băng chữ nhân áp dụng có những vết thương nằm ở bộ phận có độ lớn không đều nhau như khuỷu tay, khuỷu chân. Cách băng này khá giống băng xoáy ốc nhưng mỗi vòng đều gấp lại.
Sau khi cố định gạc, quấn một vòng xoáy, ngón cái tay trái đè lên chỗ định gấp giữ chặt vòng băng. Nới dài cuộn băng khoảng 15cm, tay phải lật băng kéo xuống dưới và gấp lại. Sau đó quấn chặt chỗ băng, kết thúc với hai vòng tròn và cố định.
Khi gặp các vết thương ở các vùng vai, nách, bẹn, mông, cẳng tay, gót chân…, bạn nên sử dụng cách băng theo hình số 8 với các đường băng bắt chéo. Dù thực hiện cách nào, bạn cũng phải tuân thủ nguyên tắc: băng kín vết thương, chặt vừa phải.
Hà hơi thổi ngạt và ép tim lồng ngực
Kỹ năng này sẽ giúp bạn sơ cứu khi gặp các trường hợp bị đuối nước. Trước tiên, đưa nạn nhân vào nơi khô ráo, bằng phẳng, kê khăn hoặc áo xuống cổ nạn nhân, đặt nghiêng đầu rồi dùng khăn sạch móc hết đờm, dãi trong họng.
Sau đó đặt thẳng lại đầu, quỳ bên cạnh nạn nhân (ngang tim), đặt bàn tay trái lên 1/3 dưới xương ức, bàn tay phải úp lên mu bàn tay trái, hai tay duỗi thẳng, hai vai vuông góc với bàn tay. Dồn sức nặng của toàn thân ép xuống lồng ngực của nạn nhân nhịp nhàng, liên tục 60-80 lần/1 phút.

Sau khoảng 20-30 lần ép tim, bạn chuyển sang thổi ngạt 2 lần. Lúc này, đặt một tay lên trán lấy hai ngón tay bịt mũi nạn nhân, đồng thời một tay lên cằm nạn nhân, kéo về phía sau sao cho miệng nạn nhân mở ra, thổi ngạt từ từ để không khí từ miệng bạn dần đi vào phổi nạn nhân. Làm liên tục ép tim lồng ngực và hà hơi thổi ngạt khoảng 30 phút cho đến khi nạn nhân tỉnh lại và đưa đến cơ sở y tế gần nhất.
Vì sao cần dạy bé kỹ năng sơ cấp cứu?
· Giúp bé tự bảo vệ được bản thân mình trong những trường hợp gấp.
· Bé có thể tự sơ cứu cho bản thân của mình hoặc cứu giúp người khác trong trường hợp chưa kịp đến bệnh viện.
· Giúp bé học hỏi được kiến thức thực tiễn bổ ích nhất.
· Bé có thể tự tin chăm sóc người cao tuổi khi còn là thanh thiếu nhi.
· Ngoài ra, nếu như các bé sau này muốn đi làm bác sĩ, ngay từ nhỏ trang bị những kiến thức nền như thế sẽ rất dễ thăng tiến trong sự nghiệp sau này.
· Đặc biệt, đối với những bé nhút nhát, học hỏi được những kiến thức này, khi gặp thực tế bé sẽ không sợ hãi, lo lắng hay khóc lớn vì những kiến thức và kỹ thuật thực hành bé đã được dạy kỹ trước đó.
· Bố mẹ sẽ an tâm hơn về con mình khi bé được trang bị đầy đủ kiến thức cơ bản khi bước ra ngoài xã hội
Bài viết trên chúng tôi đã cung cấp đến cho bạn đầy đủ các bước sơ cấp cứu. Để nắm rõ được các kỹ năng sơ cấp cứu và truyền đạt lại cho trẻ bạn có thể tham khảo thông tin bên trên nhé. Chúng tôi hy vọng các bé trong tương lai sẽ nắm được những kiến thức thực tiễn này và biết tự bảo vệ bản thân của mình một cách tốt nhất.