Tại Mỹ, hai tháng kể từ ngày nghi can đầu tiên bị bắt trong vụ tấn công tình dục tại trường La Vernia (Texas-Mỹ), cảnh sát bắt đầu chuyển hướng điều tra khả năng có giáo viên nào của trường liên quan đến vụ việc hay không. Hầu hết nghi can là thành viên đội thể thao của trường. Những vụ quấy rối xảy ra từ năm 2014 và nạn nhân hầu hết là những em học sinh mới gia nhập các câu lạc bộ thể thao của trường, gồm đội bóng rổ, bóng chuyền, bóng đá.
Ở hiện tại cha mẹ và thầy cô nên có những kinh nghiệm dạy dỗ con trẻ mình như thế nào để tránh tình trạng quấy rối học đường? Hãy thử tham khảo nguyên nhân và những giải pháp bên dưới nhé!
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng quấy rối học đường
· Từ chính bản thân học sinh
Nguyên nhân đầu tiên dẫn đến tình trạng bạo lực học đường là do sự chuyển biến tâm lý của bản thân học sinh đối tượng từ 12-17 tuổi.
Giai đoạn này hình thành nhân cách ở con người, cùng với đó là tâm lý không ổn định và với một cái tôi cá nhân quá cao (mà không biết sử dụng đúng cách).
Trong giai đoạn này chỉ cần những tác động kích thích xấu từ thế giới bên ngoài cũng khiến các em học theo, dẫn đến nhiều vụ đánh nhau tại trường học hay cũng chính là nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường ở Việt Nam.

· Từ phía nhà trường
Nguyên nhân bạo lực học đường cũng có một phần do giáo dục của nhà trường còn nặng nề kiến thức văn hóa, đôi khi lãng quên đi nhiệm vụ giáo dục con người “tiên học lễ, hậu học văn”.
Mặt khác cuộc sống thực dụng chạy theo đồng tiền của một phần xã hội đã đẩy ngã những giá trị quan trọng của nhà trường, đạo đức của một bộ phận thầy cô giáo.
· Từ phía gia đình
Do sự giáo dục chưa đúng đắn từ cha mẹ, cha mẹ thường nặng lời quát tháo con cái cũng dễ dẫn đến những tình trạng bạo lực học đường ở Việt Nam.
Xã hội phát triển phụ huynh ít quan tâm tới con cái hoặc phụ huynh bị stress và xả stress bằng bạo hành gia đình lên chính con cái của mình, hoặc bạo hành ngay trước mặt con trẻ những vụ bạo hành gia đình như này cũng không phải là chuyện hiếm gặp.
Chính những hành động như này của bố mẹ lại ảnh hưởng sâu sắc theo chiều hướng xấu đến con trẻ sau này.
Cấp II và cấp III là giai đoạn học sinh hình thành nhân cách chỉ cần một động tác xấu từ gia đình và xã hội có thể gây nên tổn thương không thể chữa lành, hình thành những nhân cách không đúng về giá trị sống dẫn đến những vụ bạo lực học đường.
Giải pháp hiệu quả để phòng tránh bạo lực học đường

· Đối với học sinh
– Tích cực rèn luyện kĩ năng sống, ngoan ngoãn lễ phép với ông bà, bố mẹ, với thầy cô giáo.
– Chấp hành tốt nội quy trường lớp
– Tránh xa bạo lực, nói không với bạo lực.
– Nếu thấy hiện tượng bạo lực phải kịp thời báo ngay cho nhà trường, thầy cô giáo hoặc cơ quan có thẩm quyền để kịp thời can thiệp và xử lý.
– Học cách kiềm chế cảm xúc.
– Tích cực tham gia vào các hoạt động tình nguyện mà nhà trường tổ chức nhằm tăng tính thiện và tính hướng thiện trong con người các em.
· Đối với nhà trường và các cơ quan quản lý giáo dục
– Tích cực hoàn thiện bộ rèn luyện kỹ năng sống và đưa bộ môn dạy kỹ năng sống vào trong nhà trường.
– Tổ chức các hoạt động sân trường, hoạt động tình nguyện mang tính hướng thiện và định hướng nhân cách cho học sinh, giúp học sinh phát huy những đức tính tốt đẹp trong bản thân.
– Có hình phạt và cách giáo dục nghiêm khắc, phù hợp đối với những học sinh gây ra bạo lực, và có hình thức hỗ trợ kịp thời đối với nạn nhân của các vụ bạo lực.
-Tổ chức tuyên truyền tác hại và cách phòng tránh bạo lực học đường đối với giáo viên và học sinh.
– phối hợp với gia đình và cơ quan đoàn thể đóng trên địa bàn xã trong cuộc phòng tránh bạo lực học đường.

· Đối với giáo viên
– Thường xuyên quan tâm, theo dõi và nắm bắt tình hình của các em học sinh trong lớp mình chủ nhiệm hoặc tham gia giảng dạy đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm và giáo viên tham gia dạy kỹ năng sống.
– Có biện pháp can ngăn giáo dục kịp thời đối với hiện tượng có nguy cơ dẫn đến bạo lực đối với học sinh trong lớp chủ nhiệm hoặc tham gia giảng dạy.
– Tích cực tổ chức các hoạt động sân trường, hoạt động tập thể trong giờ hoạt động sân trường hoặc trong tiết sinh hoạt, nhằm tăng tình cảm của các em học sinh trong cùng lớp, cùng trường.
– Tạo môi trường học tập và giảng dạy trong sáng lành mạnh.
– Phối hợp với gia đình và nhà trường để quan tâm và hỗ trợ kịp thời những khó khăn vướng mắc của học sinh.
· Đối với gia đình
– Bố mẹ cần tạo ra một môi trường sống lành mạnh, yêu thương cho con cái
– Đồng thời phối hợp chặt chẽ với nhà trường và giáo viên chủ nhiệm để kịp thời nắm bắt tình hình học tập của con em mình tại trường học.
Bài viết trên chúng tôi đã chỉ ra những phương pháp hiệu quả để phòng tránh tai nạn quấy rối tại học đường triệt để. Thầy cô, bố mẹ có thể tham khảo để dạy con mình cách tự vệ, học hỏi thêm cho bản thân mình những kỹ năng trong cách dạy con,… Hy vọng những đứa trẻ của bạn sẽ lớn lên và phát triển theo cách toàn diện nhất.