Bật mí bí quyết phòng tránh tai nạn bỏng ở học đường

17/11/2020
Tác giả: Phạm Quốc Toàn

Bé ở An Giang, vướng vào dây điện của ấm đun siêu tốc khiến nước sôi đổi ập vào người. Bệnh nhi cấp cứu tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP HCM) chiều 13/8 trong tình trạng bỏng toàn bộ vùng da đầu, trước ngực, bụng, hai tay, đùi trái, vùng sinh dục. Bác sĩ ghi nhận bé bị bỏng hơn 30% cơ thể. Bé sốt cao liên tục và có dấu hiệu nhiễm trùng toàn thân, tiên lượng rất nặng. Các bác sĩ đã xử trí vết bỏng, cắt lọc, loại bỏ vảy da trên cơ thể. Bé được truyền dịch chống sốc, kháng sinh, vận mạch và giảm đau tích cực. Hiện bé đã qua cơn nguy kịch, được theo dõi và chăm sóc đặc biệt. Bỏng nước sôi gây đau rát và để lại những tổn thương đau đớn, tỷ lệ tử vong cao. Chỉ cần bỏng 3% cơ thể, nếu không điều trị kịp thời và đúng cách cũng có thể khiến vết bỏng nhiễm trùng, dẫn đến tử vong.

Vậy quay về ở hiện tại cha mẹ và thầy cô nên có những kinh nghiệm dạy dỗ con trẻ như thế nào? Hãy thử tham khảo nguyên nhân và những giải pháp bên dưới nhé!

Nguyên nhân bị bỏng

Có thể nói bị bỏng có rất nhiều yếu tố tác động đến. Những bé sẽ gặp phải những trường hợp bị bỏng khác nhau. Thế nhưng hiện nay bỏng nhiệt là loại bỏng phổ biến nhất. Đây là trường hợp các bé hay gặp phải trong cuộc sống hàng ngày của mình.

Bị bỏng nhiệt, những vết bỏng này xảy ra khi ngọn lửa, kim loại, chất lỏng hoặc hơi nước tiếp xúc với da. Điều này có thể xảy ra trong nhiều trường hợp, bao gồm cháy nhà, tai nạn xe cộ, tai nạn nhà bếp, sự cố điện.

Sơ cứu khi bị bỏng lửa, bỏng nước sôi | Vinmec

Ngoài ra, còn có những tác nhân khác có thể gây bỏng như:

·        Bức xạ

·        Các vật thể được làm nóng

·        Mặt trời

·        Điện

·        Hóa chất

Trẻ em vốn dĩ rất tò mò, ngay khi chúng có thể đi lại chúng muốn khám phá môi trường xung quanh. Tuy nhiên, trong quá trình khám phá chúng có thể tiếp xúc với các tác nhân gây bỏng như lửa, vật nóng,… khiến cho trẻ bị bỏng với nhiều mức độ khác nhau.

Biện pháp phòng tránh bỏng cho trẻ em

Phòng tránh bỏng cho trẻ em - Tuổi Trẻ Online

Biện pháp phòng ngừa bỏng do nhiệt đối với trẻ em là phải chú ý bố trí bếp nấu ăn hợp lý, đặt bếp lò ở chỗ cao ngoài tầm tay với đến của trẻ, có vách ngăn không cho trẻ tới gần. Không cho trẻ chơi, nô đùa nơi đang nấu ăn. Khu vực này là khu vực nguy hiểm nhất tiếp xúc với lửa vậy nên bố mẹ cần nên lưu ý nhé.

Không để dụng cụ đựng nước nóng, đồ vật nóng trong tầm tay với đến của trẻ hoặc trên đường đi lại của trẻ. Khi bưng bê xoong, nồi, chảo, ấm nước vừa mới sôi tránh xa trẻ để không bị va đụng. Nếu như để trước mặt trẻ sẽ cầm nắm và dẫn đến bị bỏng.

Không để trẻ tự tắm với vòi nước nóng lạnh. Phải sử dụng phích nước sôi an toàn, vỏ phích đựng nước sôi được làm bằng nhựa, có nắp xoáy, để trong hộp gỗ. Thông thường các bé nhỏ rất thích thú, mong muốn khám phá điều mới lạ, nếu để bé tự tắm nước nóng như vậy sẽ dễ bị bỏng nếu nhiệt độ lên cao.

Đối với trẻ lớn hàng ngày phải giúp đỡ nấu ăn, cần phải hướng dẫn trẻ thao tác nấu ăn an toàn như quay cán xoong, nồi, chảo vào phía bên trong; bê xoong, nồi đang nấu ăn bằng tấm lót tay; không để quần áo gần ngọn lửa,…

Đồng thời cũng cần phòng ngừa tình trạng bỏng nhiệt khô cho trẻ bằng cách không để trẻ nhỏ tiếp xúc với lửa, diêm quẹt, bật lửa, nến; các vật dễ cháy, nổ như xăng, ga, cồn… Nên cất kín các bao diêm quẹt, bật lửa, cắt bỏ các nguồn điện không an toàn; xếp các chai dầu, xăng vào tủ kín, có khóa. Không để các trẻ nhỏ để đèn dầu ở trong màn ngủ.

Cách phòng tránh bé bị bỏng nước sôi

Khi dựng xe máy, phải quay ống bô xả của xe máy đang còn nóng sát vào tường. Nếu như để ra ngoài đường đi đôi khi trẻ chạy đi sẽ vấp phải, va vào bô xe sẽ bị phỏng rất cao. Vậy nên chúng ta cần lưu ý là phải thường xuyên trông nom tới trẻ, đặc biệt là trẻ nhỏ, không chủ quan vì tai nạn bỏng có thể ập đến bất ngờ.

Ngoài ra, việc phòng ngừa bỏng do điện cũng cần chú ý bằng cách lắp các thiết bị điện đúng quy tắc an toàn, sử dụng các ổ cắm điện có nắp đậy, có rơ le tự ngắt điện khi có sự cố chập điện; phải lắp đặt các ổ điện ở trên cao ngoài tầm tay với đèn của trẻ. Cơ quan điện lực phải tôn trọng nội quy các cột điện, trạm biến thế của các đường dây điện cao thế.

Người lớn không nên vi phạm hành lang an toàn lưới điện và dạy bảo trẻ em cần tránh xa nơi dây điện bị đứt. Không cho trẻ em chơi gần đường dây dẫn điện và không cho trẻ trèo lên các cột điện; người lớn không phơi quần áo lên dây dẫn điện để tránh nguy hiểm cho trẻ.

Thường xuyên kiểm tra đường dây dẫn điện, đồ dùng bằng điện như nồi cơm điện, bàn là điện, quạt máy,… để phát hiện chuột cắn làm hở mạch hay rò rỉ điện. Nếu ở nhà bố mẹ không để ý đến những điều nhỏ này, đôi khi đó là mối nguy hiểm lớn cho các bé nhỏ.

Một vấn đề cần lưu ý là không cho trẻ nhỏ nghịch các dụng cụ điện hoặc thao tác cắm điện, sửa chữa điện và phải cất kín những dụng cụ điện. Vì đôi khi trẻ còn rất nhỏ, không thể nào hiểu được những vật dụng, dụng cụ đó có ý nghĩa, chức năng gì và tác hại ra sao, nếu để cho bé nghịch sẽ gây ra hậu quả khó lường.

Bài viết trên chúng tôi đã bật mí bí quyết phòng tránh tai nạn bỏng ở học đường. Một số bí quyết mà chúng tôi đã thu thập được khá hiệu quả khi áp dụng trong cuộc sống hiện nay. Nếu như bố mẹ nào đang có con trẻ hoặc các thầy cô giáo đang dạy các bé nhỏ lứa tuổi học đường thì nên tham khảo và chú ý nhé, hy vọng sẽ giúp ích được khá nhiều cho mọi người.

+84 0905 82 7707